Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

BỤNG ĐÓI CỒN CÀO NHƯNG CHÁN ĂN, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

28/06/2024
Bạn đã bao giờ gặp tình trạng bụng đói cồn cào khó chịu nhưng lại có cảm giác không muốn ăn bất kỳ thứ gì chưa? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng cơn chán ăn này lại tiết lộ những bí mật không tưởng về sức khỏe.

1. Triệu chứng đói bụng nhưng chán ăn

Đói bụng mà chán ăn, nhiều người cho rằng là điều bình thường khi đã quá ngán ngẩm các món ăn quen thuộc. Tuy nhiên, đây không phải vấn đề nhỏ. Tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lý sức khỏe nguy hiểm. Lâu dần, các cơn chán ăn có thể phổ biến hơn và kéo theo hàng loạt triệu chứng như:

- Không muốn ăn dù bụng cồn cào đói;

- Ăn uống không có cảm giác ngon miệng, dù là với những món ăn yêu thích;

- Cơ thể uể oải, mệt mỏi;

- Cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ;

- Mất sức sống, tinh thần đi xuống.

 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng chán ăn dù đói bụng

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói bụng mà không thiết tha ăn uống. Nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn sớm tìm được cách xử trí kịp thời để bảo vệ sức khỏe:

- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Bia rượu tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này không chỉ giảm cảm giác thèm ăn mà còn kéo theo các cơn buồn nôn, gây suy giảm chức năng gan và tiêu hóa.

- Stress và áp lực tâm lý: Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra một loại hormone có tên là cortisol làm giảm cảm giác thèm ăn và hứng thú với thức ăn. Khi tâm trạng trở nên tồi tệ, cortisol cũng thôi thúc chúng ta chán nản, bỏ bê bản thân không ăn uống gì.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, morphine,... trong điều trị hóa trị thường kéo theo cảm giác chán ăn. Các loại thuốc chống trầm cảm, xoa dịu cảm xúc đôi khi cũng gây ra tác dụng phụ tương tự.

- Cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất: Sự thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, có thể gây ra tình trạng biếng ăn, chán ăn và khiến cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.

- Mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý như tuyến giáp, nấm miệng, bệnh dạ dày, đường ruột không chỉ gây ra sự khó chịu khi ăn uống. Lâu dần, nó sẽ hình thành thói quen xấu khiến chúng ta chán ăn, sợ ăn dù bụng đói cồn cào.

 

3. Khắc phục tình trạng đói bụng nhưng không muốn ăn uống khoa học

 

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, E, khoáng chất như rau xanh, trái cây, thịt bò, hàu,... để kích thích cảm giác thèm ăn. Khi chế biến, nên chọn cách luộc, hấp; tránh chiên xào dầu mỡ càng dễ gây chán ăn.

- Nấu các món hấp dẫn, thử các gia vị mới mẻ chưa từng thử trước đây để “khai phá” vị giác, tìm lại cảm giác ăn ngon.

- Tránh uống nước trước khi ăn gây đầy bụng, chướng bụng và chán ăn.

- Tạo không khí vui vẻ khi ăn uống, ăn cùng gia đình, bạn bè để có được sự hứng thú với thức ăn.

- Tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe và tăng cảm giác thèm ăn.

- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hàng ngày, thư giãn, nghỉ ngơi cân đối để tránh căng thẳng thần kinh quá độ.

- Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết từ các loại rau củ quả, sinh tố, nước ép,... để cải thiện vị giác và giúp cơ thể khỏe khoắn, giàu năng lượng hơn.

Chán ăn dù bụng đói không phải biểu hiện thông thường. Bạn hãy chú ý đến từng biểu hiện nhỏ của cơ thể để phát hiện sớm nguyên nhân và điều chỉnh phù hợp.

 

 

0 bình luận, đánh giá về BỤNG ĐÓI CỒN CÀO NHƯNG CHÁN ĂN, NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.05927 sec| 2571.977 kb