NHỮNG LÍ DO KHIẾN PHỤ GIA THỰC PHẨM NÊN NẰM TRONG DANH SÁCH HẠN CHẾ CỦA BẠN
Nội dung bài viết
- a/ Nhóm chất thường được sử dụng
- b/ Nhóm chất phụ gia có nguy cơ gây ung thư cao
- c/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn dạ dày
- d/ Nhóm chất phụ gia gây bệnh ngoài da
- e/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn đường ruột
- f/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn huyết áp
- g/ Nhóm chất phụ gia gây nguy hiểm cho trẻ em
- h/ Nhóm chất phụ gia bị cấm sử dụng
1/ Phụ gia thực phẩm là gì?
Như cách gọi, phụ gia thực phẩm là những loại gia vị phụ được thêm vào sản phẩm với các mục đích:
- Cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng như để cho sản phẩm được dai, được giòn, để có một màu sắc hoặc một mùi vị phù hợp hơn với khẩu vị của người tiêu dùng.
- Giữ chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng.
- Có thể thay thế một số nguyên liệu trong sản xuất, khiến quy trình trở nên dễ dàng hơn, từ đó nâng cao sản lượng và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường.
- Thực phẩm lâu hư hỏng hơn, kéo dài thời gian sử dụng, thường gọi là chất bảo quản thực phẩm.
Chất phụ gia có thể có nguồn gốc thiên nhiên, hay được tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học (như Bicarbonate De Sodium), đôi khi chúng cũng được tổng hợp từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại Enzymes dùng để sản xuất ra Yogurts. Chất phụ gia cũng có thể là các vitamins được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng…
Giấm cũng là một trong những phụ gia thực phẩm phổ biến có tác dụng tạo độ chua cho thực phẩm.
2/ Kí hiệu các nhóm chất phụ gia và tác hại
Lần tới, hãy thử đối chiếu kí hiệu phụ gia trên nhãn mác để biết được chúng thuộc nhóm nào và độ nguy hiểm của chúng trước khi sử dụng nhé
a/ Nhóm chất thường được sử dụng
- E102 tìm thấy trong đồ uống có ga kèm màu sắc, bánh tráng miệng, súp, nước sốt, kem, kẹo, sữa chua, đậu chế biến đóng hộp).
- E110, E120 tìm thấy trong bánh mì, kẹo, kem, nước ngọt.
- E124, E127, E129, E155, E180, E201, E220 thường thấy ở lớp trên cùng của bánh, mứt, xúc xích, trái cây đóng hộp, súp, các sản phẩm có tính axit…
- E222, E223, E224, E228, E233, E242 thường có ở hành tây được bảo quản, đồ uống có cồn, sản phẩm từ sữa, nước hoa quả, rau đông lạnh, dưa muối.
- E400, E 401, E402, E403, E404, E405 thường có trong kem, các sản phẩm đông lạnh.
- E501, E502, E503 chứa trong nhiều sản phẩm chế biến, đóng hộp.
- E620, E636, E637 chủ yếu trong các sản phẩm bánh kẹo, bánh mì.
Tác hại chung: Gây nổi mề đay, viêm mũi, nghẹt mũi, dị ứng, tăng động, phát triển các khối u thận, tổn thương nhiễm sắc thể, đau bụng, buồn nôn và nôn, khó tiêu, chán ăn, đau nửa đầu, mờ mắt, khó thở ở bệnh nhân hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, suy giảm sự hấp thu sắt trong cơ thể, đầy bụng, trướng hơi.
b/ Nhóm chất phụ gia có nguy cơ gây ung thư cao
E131, E142, E153, E210, E212, E213, E214, E215, E216, E219, E230, E240, E249, E280, E281, E282, E283, E310, E954 chứa trong rất nhiều các sản phẩm được sử dụng ăn uống hàng ngày như các sản phẩm có tính axit.
Tác hại khác: Gây dị ứng, đau xương khớp, thiếu máu.
c/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn dạ dày
E338, E339, E340, E341, E343, E450, E461, E462, E463, E465, E466 thường có trong nước ngọt, thịt, các sản phẩm từ pho mát.
d/ Nhóm chất phụ gia gây bệnh ngoài da
E151, E160, E231, E232, E239, E311, E312, E320, E907, E951, E1105 thường có trong trái cây có múi chứa chất bảo quản như táo, lê, trứng cá muối, pho mát, cá được bảo quản, dầu, chất béo, bơ thực vật.
Tác hại khác: Gây bệnh hen suyễn, tăng động, gây trở ngại cho những chuyển hóa trong gan và hệ bài tiết, đau bụng, tăng động, dị ứng.
e/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn đường ruột
E154, E626, E627, E628, E629, E630, E631, E632, E633, E634, E635 thường có trong các sản phẩm cá, sản phẩm chứa ít muối.
Tác hại khác: Đau xương khớp, làm bệnh hen suyễn thêm trầm trọng, tăng động ở trẻ em, bệnh gút.
f/ Nhóm chất phụ gia gây rối loạn huyết áp
E154, E250, E252 thường có trong một số sản phẩm cá, pho mát, thịt, các sản phẩm từ thịt, pizza.
g/ Nhóm chất phụ gia gây nguy hiểm cho trẻ em
E270 thường có trong các sản phẩm có tính axit. Khi trẻ em sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ rất có hại cho cơ thể, nguyên nhân là men gan ở trẻ chưa đủ phát triển để chuyển hóa.
h/ Nhóm chất phụ gia bị cấm sử dụng
E103, E105, E111, E121, E123, E125, E126, E130, E152, E211, E952 là phẩm màu và chất bảo quản chỉ dùng được trong sơn màu, nghiêm cấm sử dụng với chế biến thực phẩm.
Đặc biệt, phụ gia thực phẩm một hỗn hợp độc hại với trẻ em theo tuyên bố mới của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) lập luận rằng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học liên quan đến những thay đổi trong hệ thống hormone của trẻ em , có thể làm thay đổi sự phát triển bình thường của trẻ và làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
3/ Một số biện pháp hạn chế sử dụng phụ gia thực phẩm
- Chọn rau củ quả tươi Organic hoặc đông lạnh thay vì đóng hộp.
- Tránh các loại thịt đã qua chế biến, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.
- Không cho vào lò vi sóng các hộp nhựa đựng thực phẩm, hoặc đặt đồ nhựa vào máy rửa bát.
- Bắt đầu đọc nhãn thành phần khi mua hàng để kiểm soát chế độ ăn uống và xác định những gì thực sự cần mua nếu có phụ gia
- Ngoài ra, hãy thử cắt giảm thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói, đồng thời kết hợp nhiều nguyên liệu tươi hơn vào chế độ ăn uống của bạn để giảm thiểu lượng phụ gia thực phẩm.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm các thông tin về các chất phụ gia thực phẩm, nên đã biết cách lựa chọn hay ăn uống để đảm bảo an toàn nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Có 0 bình luận, đánh giá về NHỮNG LÍ DO KHIẾN PHỤ GIA THỰC PHẨM NÊN NẰM TRONG DANH SÁCH HẠN CHẾ CỦA BẠN
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm