THIẾU CHẤT XƠ, TƯỞNG BÌNH THƯỜNG MÀ NGUY HIỂM
1. Dấu hiệu cơ thể thiếu chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể người và cần bổ sung đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày. Mỗi ngày, cơ thể cần được cung cấp từ 20 - 30g chất xơ. Tuy nhiên, thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn khiến cơ thể không nhận đủ lượng chất xơ cần thiết.
Cơ thể thiếu chất xơ không quá khó nhận biết. Dưới đây là một vài biểu hiện phổ biến, bạn có thể theo dõi:
Luôn cảm thấy đói: Chất xơ có khả năng giữ no lâu vì cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn. Thế nên biểu hiện của dễ nhận thấy nhất khi thiếu chất xơ chính là mau đói, luôn cảm thấy đói dù vừa mới ăn rất no.
Tăng cân nhanh hoặc khó giảm cân: Các cơn đói do thiếu chất xơ thường khá dai dẳng buộc chúng ta phải nạp năng lượng liên tục để đáp ứng. Đương nhiên, cân nặng khi ấy cũng tăng nhanh không kiểm soát và khó giảm vô cùng.
Đầy hơi, táo bón: Nếu đi ngoài dưới 3 lần/tuần và phân cứng, khó, đại tiện khó, khả năng cao bạn đã bị thiếu chất xơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đầy hơi và một số triệu chứng của hệ tiêu hóa khác. Táo bón cũng do thiếu nước hoặc cơ thể ít vận động, tuy nhiên, cần theo dõi trong các bữa ăn gần đây của bạn có nhiều chất xơ không để kịp thời bổ sung và cải thiện chứng táo bón.
Đường huyết thay đổi: Lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định là nhờ quá trình tiêu hóa chất xơ diễn ra trong thời gian dài, khi bạn cung cấp đủ hoặc nhiều chất xơ cho cơ thể. Khi đường huyết ổn định, cơ thể nhận đủ năng lượng để hoạt động, tâm trạng được cân bằng và cân nặng được kiểm soát. Khi cơ thể thiếu chất xơ, lượng đường được chuyển hóa từ thức ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm nhiều chất đường bột sẽ nhanh chóng vào máu và làm tăng đường huyết.
2. Tác hại nếu thiếu chất xơ trong thời gian dài
Chất xơ là một trong 4 nhóm dưỡng chất cơ thể cần cho quá trình phát triển toàn diện. Thiếu chất xơ trong các bữa ăn, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe như:
Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch: Bởi trong cơ thể chất xơ giữ nhiệm vụ đào thải cholesterol. Thiếu đi chất xơ, cholesterol trong máu sẽ bị tích tụ làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa mạch máu và bệnh tim mạch nói chung.
Dễ mắc bệnh tiểu đường: Bên cạnh đào thải cholesterol, chất xơ cũng đặc biệt cần thiết trong việc ổn định đường huyết. Vì vậy, khi cơ thể thiếu chất xơ, lượng đường trong máu không được kiểm soát và tăng cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ: Thiếu chất xơ, cơ thể sẽ rất dễ bị táo bón và nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Táo bón vừa là tác hại vừa là dấu hiệu của việc thiếu chất xơ.
3. Cơ thể thiếu chất xơ phải làm sao?
Phải làm sao khi cơ thể thiếu chất xơ và ra những dấu hiệu cảnh báo? Không cần quá lo lắng, bạn hãy thay đổi thói quen hàng ngày với các tips dưới đây:
Tăng cường rau củ, trái cây và các loại ngũ cốc trong các bữa ăn hàng ngày.
Chế biến khoa học, lành mạnh để giữ trọn nguồn chất xơ trong rau củ quả tươi.
Hạn chế thực hiện các món rau củ xào nhiều dầu mỡ tránh ảnh hưởng đến việc hấp thu chất xơ nguyên bản.
Kết hợp uống nước ép trái cây, sinh tố, sữa hạt để bổ sung dưỡng chất thực vật lành tính trong trường hợp không có thời gian chuẩn bị cầu kỳ.
Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn và bảo vệ sức khỏe.
Thiếu chất xơ nguy hiểm nhưng sẽ không còn đáng ngại nếu chúng ta khắc phục kịp thời. Không chỉ chất xơ, hãy đảm bảo cơ thể luôn đủ chất để tránh xa mọi loại bệnh tật nguy hiểm.
Có 0 bình luận, đánh giá về THIẾU CHẤT XƠ, TƯỞNG BÌNH THƯỜNG MÀ NGUY HIỂM
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm