Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

3 THÓI QUEN BIẾN NƯỚC ÉP TỪ "THẦN DƯỢC" THÀNH "ĐỘC DƯỢC"

19/05/2023
Cùng là nước ép trái cây tươi nguyên chất, nhưng hiệu quả và câu trả lời cho việc “nước ép có hại hay không?” còn phụ thuộc vào thời điểm uống nước ép cũng như cách sử dụng. Đây là 3 sai lầm phổ biến khiến ly nước ép rau củ quả của bạn có thể không giữ được giá trị lợi ích ban đầu:

1/ Không uống lập tức sau khi ép

Sự tiện lợi của chiếc tủ lạnh trong cuộc sống hiện đại sinh ra cho nhiều người thói quen “làm nước ép trái cây tươi sẵn, rồi bỏ đó” cho tiện làm xong việc kia trước đã rồi uống sau, hoặc ép xong để tủ lạnh uống sẽ có vị mát lạnh kích thích. Nhưng dù là ở trong môi trường lạnh, nhất là không có vật dụng che chắn thì cốc nước ép của bạn vẫn sẽ bị oxi hóa cùng với lên men tốc độ chậm và dần mất đi những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chưa kể đến việc nước ép để lâu thì hương vị sẽ không còn được tươi ngon như ban đầu.

Có thể để nước ép trong bao lâu?

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian hoàn hảo để cơ thể tiêu thụ nước ép Detox là trong vòng 2 tiếng sau khi ép. Càng sớm càng tốt.

- Nhưng nếu cuộc sống bận rộn, hạn hẹp thời gian thì bạn có thể bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh với điều kiện nhiệt độ >5 độ C.

- Thời gian nước ép còn sử dụng được tối đa là 3 ngày đối với phương pháp ép chậm và 8h đối với phương pháp ép li tâm.

- Nếu chỉ đơn giản là cần chút mát lạnh refresh vị giác, bạn nên giữ những nguyên liệu như rau củ hữu cơ trong tủ lạnh thay vì cốc nước ép đã hoàn thiện.

2/ Uống sai cách trước khi ăn lót dạ bữa sáng

Bạn thường nghe rằng thời điểm uống nước ép tốt nhất là trước bữa ăn 30 phút khi bụng còn rỗng

Tại vì lúc này cơ thể của bạn đang chờ đón được cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng sẽ ngấm thẳng vào thành ruột, cùng với máu đi nuôi khắp cơ thể. Tăng hiệu quả của liệu trình. Do đó, thay vì ăn những thức ăn nhiều chất béo thì hãy nạp vào cơ thể một ly nước ép lành mạnh từ rau củ quả Organic

Tuy nhiên đó là với những ai có trặng thái sức khỏe hoàn toàn bình thường. Nếu bạn bị đau dạ dày hay có hệ tiêu hóa nhạy cảm thì nên lưu ý, hãy uống sau bữa ăn 1-2h bởi vì acid trong nước ép trái cây tươi hoàn toàn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày và lâu ngày sẽ sản sinh ra những triệu chứng như viêm loét dạ dày, tá tráng,..., bắt đầu uống ở một lượng nhỏ để làm quen dần. Sau đó lắng nghe cơ thể mình để có sự điều chỉnh phù hợp.

3/ Cho thêm đường vào nước ép trái cây tươi

Nước ép trái cây tươi có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu bạn thường xuyên có thói quen bỏ thêm đường vào nước ép để dễ uống hơn, thoả mãn vị giác.

Nước ép chỉ có hiệu quả tốt nhất khi nó ở dạng nguyên chất, không thêm đường hay bất cứ thứ gì khác. Đặc biệt là nước ép rau xanh mang đến lợi ích toàn diện nhất cho sức khỏe.

Khi ép rau xanh và trái cây, củ quả, thay vì bỏ thêm đường thì bạn nên cân bằng lượng rau – củ - quả trong công thức với tỉ lệ tăng dần đến tối đa là 80% rau xanh – 20% củ quả. Bởi trong các loại trái cây nhiệt đới ít nhiều đều chứa một hàm lượng đường nhất định. Do vậy, thói quen gia tăng vị ngọt vào nước ép sẽ khiến cơ thể tiếp nhận quá tải lượng đường cần thiết. Khi chất xơ và chất bột đường không có sự cân bằng, các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường loại 2 sẽ luôn rình mò cuộc sống của bạn mỗi ngày.

Như vậy bạn đã biết 3 lí do khiến ly nước ép từ “thần dược” hóa “độc dược” rồi. Hãy cố gắng tránh xa để hưởng nhiều nhất lợi ích mà thực phẩm hữu cơ tự nhiên có thể mang lại cho sức khỏe bạn nhé.

0 bình luận, đánh giá về 3 THÓI QUEN BIẾN NƯỚC ÉP TỪ "THẦN DƯỢC" THÀNH "ĐỘC DƯỢC"

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.04125 sec| 2539.641 kb