KHÁM PHÁ CÁCH KIỂM SOÁT “HORMONE CƠN ĐÓI” ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
1. Ăn nhiều vẫn đói do đâu?
Để giảm cân an toàn và lành mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người điều chỉnh lối sống, chế độ tập luyện và ăn uống một cách khoa học theo nguyên tắc “Ăn uống đủ chất, ưu tiên thực phẩm lành mạnh, ít calo, tăng cường thực phẩm giàu protein, nhiều chất xơ giúp no lâu, giảm cảm giác đói và thèm ăn, từ đó có thể giảm cân hiệu quả”.
Bên cạnh đó, theo các nhà nội tiết học của Trung tâm Y tế Đại học VU ở Amsterdam (Hà Lan), một trong số hormone quan trọng nhất chúng ta cần tập trung vào để giảm cân tự nhiên là ghrelin. Các nhà nghiên cứu gọi Ghrelin là "hormone đói" vì nó có tác dụng làm tăng cảm giác thèm ăn của cơ thể.
Ghrelin là một loại hormone tăng cảm giác thèm ăn, được sản xuất bởi các tế bào ghrelinergic nằm trong đường tiêu hóa, chúng giao tiếp với hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là não. Sau khi được sản xuất trong dạ dày, mức độ Ghrelin tăng lên sẽ gửi tín hiệu đến não khiến bạn cảm thấy đói hơn. Nó được coi là loại hormone kích thích sự thèm ăn duy nhất ở người. Ngoài ra, ghrelin cũng được tiết ra nhiều hơn để phản ứng với các tình huống căng thẳng. Đó cũng là lý do tại sao rất nhiều người có xu hướng ăn khi bị căng thẳng. Bằng cách kéo dài chu kỳ căng thẳng, Ghrelin góp phần gây ra cảm giác thèm ăn vặt hoặc ăn quá nhiều.
2. Kiểm soát cơn thèm ăn khoa học, hiệu quả
2.1. Không hạn chế lượng calories quá thấp
Mức độ Ghrelin trong máu sẽ tăng lên nếu bạn ăn ít trong thời gian dài. Đây cũng là nguyên nhân khiến chúng ta thường cảm thấy thèm ăn nhiều hơn khi ăn kiêng.
Trên thực tế, việc thiếu hụt calo sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn là một trong những điều thách thức nhất khi cố gắng ăn kiêng để giảm cân. May mắn là người ta đã phát hiện ra rằng có một số thói quen ăn kiêng có thể giúp kiểm soát Ghrelin - bao gồm ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chưa qua chế biến và ăn đủ chất, chất xơ và protein.
Mức Ghrelin sẽ giảm đáng kể sau bữa ăn và duy trì trong khoảng ba giờ hoặc hơn trước khi bạn bắt đầu cảm thấy đói trở lại. Nếu bạn nhận thấy mình đói ngay sau khi ăn hoặc thường xuyên muốn ăn vặt suốt cả ngày, hãy kiểm tra xem mình đã nạp đủ năng lượng hay chưa.
2.2. Nạp nhiều protein hơn
Protein là chất dinh dưỡng giúp chúng ta giữ cơ thể no lâu nhất. Theo đó, bữa ăn giàu Protein ít gây ra phản ứng của Ghrelin sau bữa ăn. Ngoài ra, việc ăn đầy đủ bữa sáng giàu protein cũng giúp nồng độ Ghrelin giảm mạnh hơn theo thời gian so với ăn bữa sáng carb.
2.3. Hạn chế đồ chế biến sẵn
Đồ ăn chế biến sẵn thường có hương vị thơm ngon nịnh miệng khiến chúng ta có xu hướng ăn nhanh hơn. Thông thường khi ăn, các thông điệp nội tiết tố sẽ được gửi từ đường tiêu hóa tới não bộ rằng bạn đã no và ngừng ăn. Mà với thức ăn chế biến sẵn, việc gửi tín hiệu này gần như không có hiệu quả. Vì vậy, loại bỏ thức ăn chế biến sẵn ra khỏi thực đơn là cách nhanh chóng nhất để kiểm soát hormone Ghrelin.
Các cơn đói là rào cản lớn nhất khiến kế hoạch giảm cân bị gián đoạn. Thay vì chịu đựng, chúng ta có thể tìm kiếm những cách khoa học và hiệu quả hơn như trên. Chúc bạn thành công trong việc chinh phục vóc dáng mỹ miều không tì vết.
Có 0 bình luận, đánh giá về KHÁM PHÁ CÁCH KIỂM SOÁT “HORMONE CƠN ĐÓI” ĐỂ GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm