NGHIỆN ĂN NHIỀU ĐƯỜNG: LÀM SAO ĐỂ TỪ BỎ?
1. Chế độ ăn nhiều đường tác động tích cực tới sức khỏe như thế nào?
Đường là một phần của chế độ dinh dưỡng cân bằng nếu ăn một cách điều độ. Nó làm cho mọi thứ có vị ngọt hơn và hấp dẫn hơn đối với vị giác của chúng ta. Nhưng nếu ăn quá nhiều đường, nhất là đường bổ sung trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chứng minh việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, đái tháo đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Đặc biệt, thói quen ăn nhiều đường thường xuyên sẽ càng kích thích cơn thèm đồ ngọt và gây nghiện đường. Điều đó càng làm ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe về lâu dài.
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên cắt giảm việc tiêu thụ đường và chất làm ngọt bổ sung trong chế độ ăn uống. Mục tiêu là tăng cường sức khỏe tốt hơn bằng cách giảm nguy mắc những bệnh có liên quan đến việc ăn quá nhiều đường.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo, trong khẩu phần một ngày của mỗi người, lượng đường tự do chỉ nên chiếm không quá 10% năng lượng và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để bảo vệ sức khoẻ.
2. Mẹo cắt giảm đường trong chế độ hàng ngày khoa học
2.1.Hạn chế tối đa các loại thực phẩm chế biến sẵn
Thói quen ăn nhiều đường một phần xuất phát từ việc ăn các loại thực phẩm đóng gói sẵn như bánh quy, nước ngọt, cà phê,... Dù không chủ định nhưng việc tiêu thụ những loại đồ ăn này vừa khiến lượng đường trong máu tăng cao, vừa gây nên sở thích nghiện đường. Do đó, cắt giảm dần các loại thực phẩm đóng gói sẵn là cách bạn có thể từ bỏ thói quen ăn nhiều đường một cách khoa học.
2.2. Đọc nhãn thực phẩm
Khi lựa chọn thực phẩm, chúng ta cần chú ý đọc nhãn thực phẩm để phát hiện ra lượng đường bổ sung là bao nhiêu. Tốt nhất nên lựa chọn các thực phẩm nguyên chất như: sữa không đường, sữa chua nguyên chất, nước tinh khiết, nước sốt không đường, trái cây tươi… để loại bỏ lượng đường dư thừa không tốt cho sức khỏe.
2.3. Thay thế nguyên liệu đường khi làm bánh, pha trà
Nếu đang cố gắng tránh thêm đường thì các món bánh như bánh ngọt và bánh quy là những thứ bạn nên hạn chế. Nhưng cũng không đến mức phải từ bỏ chúng hoàn toàn. Thay vì cho đường tinh luyện, bạn nên thử công thức làm bánh với các nguyên liệu thay thế.
Các chất thay thế đường phổ biến bao gồm: nước sốt táo, trái cây hoặc rau củ nghiền, trái cây sấy khô... Bạn có thể sử dụng chúng để tạo vị ngọt tự nhiên mà không cần thêm đường bổ sung.
2.4. Tăng cường thực phẩm chứa đường tự nhiên lành mạnh
Đường tự nhiên có trong những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, trái cây, rau củ… Đường bổ sung là đường được thêm vào, là thành phần chính trong các thực phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn như nước sốt, gia vị, sữa chua, nước trái cây đóng hộp, trà và cà phê hòa tan…
Đường trong các thực phẩm tự nhiên có lợi cho sức khỏe hơn. Còn đường bổ sung nếu lạm dụng có thể gây mất cân bằng và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thực phẩm chứa nhiều đường bổ sung làm tăng nhanh mức calo trong khẩu phần vì đánh lừa cảm giác no.
Chúng ta nên ưu tiên lựa chọn những thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt làm nguồn cung cấp đường tự nhiên.
2.5. Kết hợp các chất làm ngọt tự nhiên
Chất làm ngọt tự nhiên như mật ong, đường dừa,... vừa thơm ngon, lại vừa không ảnh hưởng đến các chỉ số sức khỏe. Làm quen với các nguyên liệu này, bạn có thể bảo vệ bản thân khỏi tác hại nguy hiểm của các loại chất làm ngọt nhân tạo.
Đường là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ăn nhiều đường lại là thói quen không tốt có thể gây ra hàng loạt bệnh lý nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,... Nếu không thể từ bỏ ngay, chúng ta có thể từ từ áp dụng các thói quen lành mạnh kể trên.
Có 0 bình luận, đánh giá về NGHIỆN ĂN NHIỀU ĐƯỜNG: LÀM SAO ĐỂ TỪ BỎ?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm