NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ MỒ HÔI ĐÊM?
1/ Nội tiết tố
Đổ mồ hôi đêm thường được coi là tác dụng phụ của thời kỳ mãn kinh, do những thay đổi đáng kể trong việc sản xuất một số Hormone nhất định ở phụ nữ.
Những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, mãn kinh có thể xảy ra ngay cả trong lúc ngủ khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi vào thời gian này. Những phụ nữ trẻ đã phải thực hiện các thủ thuật cắt bỏ 2 buồng trứng hoặc trải qua quá trình hóa trị điều trị ung thư dẫn đến ngừng kinh nguyệt cũng có thể mắc phải chứng đổ mồ hôi ban đêm. Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm hay tình trạng lo lắng quá mức trong thời kỳ mãn kinh cũng như chán nản hoặc uống nhiều rượu mỗi ngày cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hội chứng này.
2/ Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết)
Những người cần dùng Insulin hoặc thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các loại thuốc điều trị tiểu đường khác có thể bị hạ đường huyết kèm theo đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
3/ Thuốc
Một số thuốc chống trầm cảm, Steroid và thuốc giảm đau cũng như nhiều loại thuốc khác có thể gây đổ mồ hôi ban đêm hoặc đỏ bừng mặt.
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cho rằng thuốc của mình gây đổ mồ hôi ban đêm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
4/ Sử dụng rượu hoặc ma túy
Cả rượu và ma túy đều có thể khiến nhiệt độ cơ thể bạn tăng đột biến và do đó gây ra mồ hôi ban đêm, đặc biệt là khi sử dụng vào buổi tối.
5/ Sự nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm. Vì nhiệt độ cơ thể tăng lên để chống lại nhiễm trùng.
6/ Tăng tiết mồ hôi
Là tình trạng các tuyến mồ hôi trong cơ thể tăng cường hoạt động một cách bất thường mà không do bất kỳ một nguyên nhân hay một vấn đề sức khỏe nào tác động.
7/ Phương pháp hỗ trợ điều trị
- Mặc đồ ngủ chất liệu mỏng nhẹ
- Mở cửa sổ trong phòng ngủ
- Sử dụng điều hòa không khí hoặc quạt
- Hạn chế tiêu thụ rượu và cafein
- Tránh sử dụng thuốc lá và các chất ma túy
- Giữ phòng ngủ thông thoáng, mát mẻ vào ban đêm
- Không tập thể dục, ăn đồ cay, hoặc uống nước ấm quá gần giờ đi ngủ
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng ăn ít chất béo và ít đường
- Thực hiện các bài tập thở thư giãn trước khi ngủ và sau khi thức dậy
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
- Sử dụng chất chống mồ hôi cho một số bộ phận hay bị ướt, chẳng hạn như nách, bàn tay và chân, chân tóc, lưng, ngực hoặc háng
- Chăm sóc y tế nhanh chóng nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh khác
Có 0 bình luận, đánh giá về NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ MỒ HÔI ĐÊM?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm