Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

VỊ TRÍ ĐAU BỤNG KHI TỚI THÁNG VÀ NHỮNG TIẾT LỘ BẤT NGỜ VỀ SỨC KHỎE

14/12/2023
Đau bụng kinh ở phụ nữ có nhiều mức độ khác nhau. Chúng có thể kéo dài trong khoảng thời gian khác nhau và ở các vị trí khác nhau. Vậy đau bụng khi tới tháng ở đâu là an toàn, và ở vùng nào đáng lo?

1. Đau bụng khi tới tháng xuất hiện do đâu?

Hiện tượng đau bụng trong mỗi kỳ đèn đỏ là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết phụ nữ và hoàn toàn không liên quan đến bệnh lý. Các cơn đau thường kéo dài trong 1 - 2 ngày đầu.

Nó thường xuất phát từ nguyên nhân nguyên phát do lớp niêm mạc tử cung phát triển, kích thước dày lên khiến trứng không thể làm tổ và bị đẩy ra ngoài theo lực co bóp của tử cung. Các cơn co bóp càng mạnh, chị em sẽ càng đau đớn và khó chịu.

Một vài trường hợp khác, đau bụng kinh xuất hiện do nguyên nhân thứ phát, liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu,... Biểu hiện rõ ràng nhất là các cơn đau thường kéo dài dai dẳng từ đầu kỳ đến cuối kỳ kinh nguyệt.

2. Đau bụng kinh vùng nào an toàn, vùng nào nguy hiểm?

Vị trí đau bụng sẽ “tiết lộ” toàn bộ về tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể như sau:

  • Nếu các cơn đau đến từ vùng bụng dưới với ranh giới là rốn thì hoàn toàn bình thường. Vì vùng này là vị trí tử cung hoạt động co bóp nên đau đớn là chuyện dễ hiểu. Ngay cả khi cơn đau lan ra lưng, đùi, bụng, xuống xương chậu phái đẹp cũng không quá lo lắng. Tất cả các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 1 - 2 ngày. 

  • Nếu các cơn đau vẫn xuất hiện tại vùng bụng dưới nhưng kéo dài dai dẳng và đi kèm hàng loạt biểu hiện lạ dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức:

  • Đau với cường độ tăng dần, vượt quá sức chịu đựng, đau quằn quại và không hề thuyên giảm sau khi uống thuốc giảm đau.

  • Cơn đau xuất hiện trước kỳ kinh, biểu hiện mạnh mẽ hơn trong kỳ và không hề thuyên giảm khi hết kỳ.

  • Đau bụng kéo theo nhiều triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, ngất,...

  • Lượng máu không đồng đều, lúc ít, lúc nhiều và xuất hiện nhiều cục máu đông lớn, màu sậm.

3. Lưu ý an toàn khi đối mặt với đau bụng “đèn đỏ”

  • Chú ý đến vị trí đau bụng và tần suất các cơn đau.

  • Đến gặp bác sĩ ngay đến cơn đau vượt quá tầm kiểm soát.

  • Thay đổi chế độ ăn uống khi tới tháng, hạn chế đồ ăn cay nóng, tăng hoa quả, rau xanh để tăng cường đề kháng.

  • Kết hợp massage nhẹ nhàng và chườm nóng để giảm bớt các cơn đau.

  • Uống nước ấm và không dùng quá nhiều thuốc giảm đau.

Đau bụng kinh là biểu hiện bình thường khi tới tháng. Tuy nhiên nếu có các biểu hiện lạ, phái đẹp cần chú ý cảnh giác và đến gặp bác sĩ để kiểm tra tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

0 bình luận, đánh giá về VỊ TRÍ ĐAU BỤNG KHI TỚI THÁNG VÀ NHỮNG TIẾT LỘ BẤT NGỜ VỀ SỨC KHỎE

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.03871 sec| 2538.969 kb