Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

BÉO PHÌ Ở TRẺ EM — CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ TỪ SỚM

11/10/2023
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ béo phì tại TP.HCM là hơn 50%, Hà Nội với 41%. Tức cứ 10 trẻ tiểu học thì có 5 - 6 bé mắc béo phì Từ hạnh phúc chuyển mình thành nỗi lo, liệu rằng con “nặng ký” có đồng nghĩa với việc con “khỏe mạnh”? Béo phì đang trở thành một sự báo động cấp thiết trong cộng đồng, đa phần bắt nguồn từ chế độ ăn hàng ngày. Khi mức sống cao lên thì sự chặt chẽ trong kiểm soát ăn uống của con lại có phần hơi lỏng lẻo. Để ngăn chặn tình trạng béo phì từ sớm, cha mẹ và gia đình cần biết rằng phần quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh béo phì ở trẻ em là nhận ra nó và hành động.

1/ Dấu hiệu béo phì ở trẻ em hoặc tuổi thiếu niên

Cha mẹ có thể áp dụng cách tính BMI cho trẻ ngay tại nhà như sau:

Công thức tính BMI = Cân nặng (Kg) / Chiều cao (m) 2

-          BMI 18.5 – 22.9: Trẻ có thể trạng cân đối

-          BMI 23 – 24.9: Trẻ có dấu hiệu thừa cân

-          BMI 25 – 29.9: Dấu hiệu gần béo phì

-          BMI >30: Là chỉ số báo động trẻ đang bị béo phì

Trọng lượng cơ thể quá mức chỉ là một dấu hiệu của bệnh béo phì. Trẻ béo phì thường có thêm các triệu chứng khác, bao gồm:

-          Đổ mồ hôi nhiều

-          Mệt mỏi

-          Trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit)

-          Đau khớp

-          Những bất thường ở tuổi dậy thì (dậy thì muộn ở bé trai và dậy thì sớm ở bé gái)

-          Hụt hơi

-          Ngưng thở khi ngủ và ngáy

2/ Tại sao điều trị béo phì lại quan trọng

Béo phì là một bệnh mãn tính có thể cần phải quản lý suốt đời. Trẻ em thừa cân hoặc béo phì có xu hướng duy trì tình trạng đó khi trưởng thành. Nhưng béo phì ở thời thơ ấu cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh và tình trạng liên quan đến cân nặng ở độ tuổi trẻ hơn, bao gồm:

-          Hen suyễn : Giống như người lớn, trẻ em béo phì có nguy cơ cao bị viêm phổi mãn tính.

-          Bệnh tim : Những người mắc bệnh béo phì thường có mức Cholesterol cao và huyết áp cao, có thể dẫn đến bệnh tim.

-          Đau khớp : Mang trọng lượng dư thừa gây áp lực lên các khớp dưới, điều này có thể dẫn đến thoái hóa sụn sớm hơn và phạm vi chuyển động bị hạn chế.

-          Rối loạn giấc ngủ : Trẻ thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

-          Bệnh tiểu đường loại 2 : Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn, bệnh này có thể hồi phục khi thay đổi lối sống.

Béo phì không được điều trị, đặc biệt là béo phì ở thanh thiếu niên cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ. Nó có thể dẫn đến sự phát triển của lo lắng hoặc trầm cảm hoặc có thể dẫn đến bắt nạt và cô lập xã hội.

3/ Điều trị béo phì cho trẻ em và thanh thiếu niên

Điều trị béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành. Hỗ trợ giáo dục và sức khỏe tâm thần là rất quan trọng để thành công, cùng với các can thiệp y tế, bao gồm:

3.1/ Thay đổi lối sống, dinh dưỡng

Thay đổi lối sống của gia đình và con bạn có thể giúp giảm cân cho trẻ và là một phần quan trọng trong bất kỳ phương pháp điều trị béo phì nào. Lối sống lành mạnh và chế độ ăn cho người béo phì bao gồm:

-          Tập thể dục đầy đủ để trẻ có thể hoạt động thể chất từ ​​150 đến 300 phút mỗi tuần theo khuyến nghị.

-          Chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ thực phẩm nguyên chất và thực vật thay vì thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói sẵn.

-          Không ăn vặt sau 8h tối, không uống nước ngọt, không ăn thức ăn nhanh và duy trì lượng sữa 500ml/ngày không đường, ít béo.

-          Hạn chế thực phẩm mang đi, thường chứa nhiều đường, natri, chất béo và calo không cần thiết.

3.2/ Thuốc trị béo phì

Khi thay đổi lối sống vẫn chưa đủ, trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể dùng thuốc giảm cân theo toa để điều trị béo phì theo chỉ dân của bác sĩ. Trẻ em từ 8 đến 11 tuổi cũng có thể được kê đơn thuốc điều trị béo phì trong một số trường hợp nhất định.

3.3/ Sử dụng Detox theo liệu trình phù hợp

Detox sẽ chỉ gồm nước ép rau củ quả nguyên chất 100%, thích hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Trước khi cho con sử dụng, tốt nhất mẹ nên tìm đến sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng tại Clean & Healthy nhé.

- Trẻ từ 2 tuổi có thể bắt đầu làm quen với nước ép rau củ tươi

- Bé từ 6 tuổi có thể Detox thay thế 1-2 bữa ăn trong ngày kết hợp chế độ ăn uống Healthy để giảm cân, giảm nỗi lo về tình trạng béo phì ở trẻ em ngày càng tăng

- Bạn nhỏ từ 9 tuổi có thể Detox toàn phần thay thế bữa ăn nhưng sau đó mẹ nên lắng nghe sự thích nghi để chuẩn bị tốt nhất cho con bước vào tuổi dậy thì

Đến hiện tại, Detox là phương pháp thanh lọc dựa trên tự nhiên hiệu quả và an toàn nhất với trẻ nhỏ. Vì vậy chất lượng nguyên liệu luôn được Clean & Healthy đặt lên hàng đầu, phải được canh tác hữu cơ, ép tươi và nguyên chất. Đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng mà không nạp thêm độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Thế nên, dù đang Detox nhưng con vẫn đảm bảo đựơc quá trình phát triển tổng thể về sức khỏe, mẹ đừng quá lo lắng khi cho con sử dụng Detox từ sớm nha.

0 bình luận, đánh giá về BÉO PHÌ Ở TRẺ EM — CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ TỪ SỚM

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.04154 sec| 2560.531 kb