BIẾN CHỨNG THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1/ Nguyên nhân gây ra bệnh thận tiểu đường là gì?
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, theo thời gian, các mạch máu trong cơ thể sẽ bị tổn thương. Khi điều đó xảy ra ở thận, chúng không thể thực hiện công việc của mình và làm sạch máu đúng cách. Kết quả là cơ thể giữ nhiều nước và muối hơn mức cần thiết, đồng thời các chất thải sẽ tích tụ trong máu. Quá trình xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn tốt hay kém.
2/ Các triệu chứng của bệnh thận tiểu đường là gì?
Thật không may, trong giai đoạn sớm của bệnh thận tiểu đường, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Đó là lý do tại sao việc bác sĩ thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra Albumin - một loại Protein có trong máu hàng năm lại rất quan trọng. Các triệu chứng cần chú ý, bao gồm:
- Kiểm soát huyết áp khó khăn hơn
- Xuất hiện protein trong nước tiểu
- Phù ở bàn chân, mắt cá chân, tay hoặc mắt
- Thường xuyên muốn đi tiểu , đặc biệt là vào ban đêm.
- Giảm nhu cầu sử dụng insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường
- Hay bị lẫn lộn hoặc khó tập trung
- Khó thở
- Chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Ngứa dai dẳng
- Mệt mỏi
Nếu bạn không được sàng lọc bệnh thận hàng năm, tình trạng này có thể tiến triển cho đến khi bạn chuyển sang giai đoạn muộn, có thể dẫn đến bệnh suy thận.
3/ Bệnh thận do tiểu đường được kiểm soát qua lối sống như thế nào?
3.1/ Kiểm soát lượng đường trong máu
Có thể xét nghiệm A1C (đo lượng đường trung bình trong máu) để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẩn đoán phân loại bệnh tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2, theo dõi tình trạng của bệnh trong quá trình điều trị bệnh. Từ đó, người mắc bệnh có thể lưu ý và điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.
3.2/ Kiểm soát huyết áp thường xuyên
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân xếp thứ hai gây ra suy thận . Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết: Huyết áp đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường là dưới 140/90 hoặc 130/80 (với người có nguy cơ cao). Những trường hợp này có thể dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ giúp làm chậm quá trình tổn thương thận.
3.3/ Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng ăn kiêng lành mạnh cho bệnh tiểu đường cũng là chế độ ăn uống lành mạnh lí tưởng cho bất cứ ai: Ưu tiên các loại thực phẩm như trái cây, rau, chất béo lành mạnh và protein nạc.
Tuy nhiên, vì bệnh nhân tiểu đường cần theo dõi lượng kali, phốt pho và protein trong chế độ ăn uống của mình. Nên một số thực phẩm có vẻ lành mạnh như thịt nạc, sữa, đậu, các loại hạt, bánh mì nguyên hạt và một số loại trái cây như cam và cà chua cần được dùng hạn chế
Đồng thời, vì thận của người tiểu đường kém khả năng lọc muối ra khỏi máu, điều này có thể dẫn đến huyết áp cao, từ đó có thể làm trầm trọng thêm bệnh thận mãn tính. Vì vậy một chế độ ăn nhạt cũng là điều cần chú ý.
Với nước ép rau củ quả, người mắc tiểu đường nên ưu tiên thành phần rau trong công thức, tránh các loại quả ngọt và nên được hướng dẫn, tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện.
Có 0 bình luận, đánh giá về BIẾN CHỨNG THẬN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm