Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT BẦM TÍM XUẤT HIỆN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

02/08/2023
Vết bầm tím thường xảy ra sau một chấn thương vì khi bạn bị thương, sẽ làm tổn thương các mạch máu ngay dưới bề mặt da, khiến chúng bị rò rỉ máu, tạo ra vết bầm tím dưới da. Nhưng đôi khi, chúng cũng xuất hiện đột ngột trên cơ thể dù không bị va chạm hay chấn thương gì. Nếu thấy những vết bầm tím như vậy, rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo thiếu hụt một số loại Vitamin bên trong cơ thể. Một số loại Vitamin giúp củng cố các mạch máu, một số khác góp phần làm đông máu khỏe mạnh, điều này cũng giúp làm cho các mạch máu của bạn ít bị rò rỉ hơn… Dưới đây là 3 loại vitamin khi bị thiếu có thể gây nên vết bầm tím.

1/ Vitamin C

Đây là một tình trạng phổ biến nhất của cơ thể khi thiếu hụt vi tố này. Bởi Vitamin C là thành phần không thể thiếu cho việc sản xuất Collagen, thiếu nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của tế bào. Thiếu hụt Vitamin C đồng nghĩa với việc lượng Collagen sẽ ít đi, ảnh hưởng đến mạch máu dưới da sẽ suy yếu và dễ vỡ gây nên tình trạng da bị bầm. Hãy lưu ý những vết bầm này nhé vì chúng có thể xuất hiện bao phủ 1 mảng lớn trên cơ thể gây mất tự tin nhưng cũng có khi chỉ là những chấm nhỏ màu tím ở dưới da.

Vitamin C được tìm thấy nhiều nhất trong quả ổi, ớt chuông, trái cây họ cam quýt, khoai tây, cà chua và các loại trái cây rau quả khác.

2/ Vitamin K

Vitamin K có liên quan đến quá trình đông máu khỏe mạnh và giúp củng cố thành mao mạch (những mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể). Khi mức vitamin K thấp, các mao mạch có nhiều khả năng bị vỡ ngẫu nhiên. Thiếu vitamin K ở mức độ thấp cũng có thể gây ra một vấn đề khác đó là chảy máu không rõ nguyên nhân.

Vitamin K được tìm thấy nhiều nhất trong cần tây, cải bó xôi, húng quế, cải xoăn (cải Kale), bắp cải,…

3/ Sắt

Sắt là một hóa chất quan trọng để tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Khi mức độ thấp, cơ thể có thể không tạo ra đủ các tế bào máu này (còn gọi là thiếu máu thiếu sắt). Giống như thiếu vitamin K, thiếu máu do thiếu sắt có thể làm giảm quá trình đông máu. Ngoài việc không thể tạo đủ tế bào hồng cầu (thiếu máu), việc sản xuất tiểu cầu cũng có thể giảm. Mà tiểu cầu là bước đầu tiên trong quá trình đông máu, vì vậy việc giảm tiểu cầu dẫn đến tăng vết bầm tím.

Thiếu sắt phổ biến hơn ở phụ nữ, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Các triệu chứng khác của tình trạng thiếu sắt bao gồm:

-          Mệt mỏi và thiếu năng lượng

-          Khó thở

-          Rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh)

-          Da nhợt nhạt

Các thực phẩm có thể bổ sung sắt cho cơ thể như: Thịt đỏ, các loại nội tạng, cải bó xôi, hạt bí, cây họ đậu, bông cải xanh, đậu hũ,…

Dễ bị bầm tím cũng là một tình trạng có thể đi kèm với tuổi tác, còn gọi là ban xuất huyết do tuổi già. Khi già đi, da trở nên mỏng hơn, khô hơn và cũng có xu hướng dễ bị bầm tím hơn.

Cách bổ sung 3 loại Vitamin C, K, sắt an toàn nhất là từ thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng. Ở cả 2 nhóm thực phẩm động vật và thực vật. Tuy nhiên, hãy ưu tiên nhiều thực vật hơn vì chúng cung cấp “độc quyền” Vitamin C cho cơ thể. Bạn co thể ăn sống hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày hoặc sử dụng hiệu quả hơn với các liệu trình bổ sung Vitamin 100% từ rau củ quả hữu cơ sẽ khắc phục được tình trạng vết bầm do thiếu vi chất nhanh nhất nhé.

0 bình luận, đánh giá về ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI NHỮNG VẾT BẦM TÍM XUẤT HIỆN KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.04088 sec| 2540.703 kb