ĐỪNG UỐNG THUỐC VỚI NƯỚC ÉP NẾU BẠN MUỐN NHANH KHỎI BỆNH
1. Nước ép có thể làm giảm tác dụng của thuốc khi uống cùng nhau
Dù Nước ép trái cây là thức uống yêu thích của rất nhiều người vì những công dụng tuyệt vời của chúng mang lại cho sức khỏe. Nhưng uống như thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết. Thậm chí, vài người còn đặt ra câu hỏi liệu rằng “có nên uống thuốc cùng nước ép” nhằm làm giảm vị nhẫn, vị đắng của thuốc. Nhưng theo các bác sĩ: “Điều này là đại kị”
Chúng ta nên bảo vệ sức khỏe của mình trong thời gian bị bệnh bằng việc không nên dùng nước ép để uống thuốc vì trong thành phần dinh dưỡng của nước ép chứa nhiều Vitamin, khoáng chất “kị” với thành phần của thuốc, khi gặp nhau chúng sẽ phản ứng dẫn đến cấu trúc thành phần của thuốc bị phá hủy, từ đó, tác dụng của thuốc không còn hiệu quả điều trị như ban đầu thậm chí gây hại trở ngược lại với cơ thể.
Một vài minh họa tiêu biểu như:
- Loại quả họ cam chanh và thuốc điều trị dị ứng (Kháng Histamin)
Các loại quả này ngăn chặn quá trình cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thuốc kháng Histamin bằng cách cản trở hoạt động của Protein vận chuyển thuốc đi khắp cơ thể. Dẫn đến thuóc không được chuyển hóa và không còn tác dụng. Tốt nhất, nước ép họ cam chanh và thuốc nên được sử dụng cách xa nhau tối thiểu 12 tiếng.
- Rau xanh đậm màu (cải xoăn, rau chân vịt, cần tây,..) và thuốc làm loãng máu (Coumadin, Warfarin)
Những loại rau trên là nguồn cung cấp Vitamin K dồi dào cho cơ thể, nhưng đồng thời, Vitamin K cũng là một hoạt chất chống đông máu tự nhiên. Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại rau xanh cần tránh bởi nếu dùng sai, hoạt chất trong rau sẽ làm mất tác dụng của thuốc.
- Nước nho ép và thuốc điều trị tim mạch, thuốc chống nấm (Nistatin, Fluconazole…)
Nước ép nho có thể ức chế các men hoạt động trong quá trình hấp thụ thuốc dẫn tới giảm tác dụng thuốc và tăng tỉ lệ phản ứng phụ.
- Những loại quả có tính axit cao
Các loại nước ép từ quả chua, quả có tính axit cao thường chứa hàm lượng vitamin C vượt trội cùng lượng đáng kể axit. Bất kể với loại thuốc nào, 2 hoạt chất này đều khiến thuốc bị mất gần hết tác dụng.
2. Sử dụng nước ép trái cây lúc nào sau khi uống thuốc?
Thời gian uống nước ép sẽ khác nhau – phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn đang dùng, nhưng để an toàn, bạn nên uống nước ép sau ít nhất 12 tiếng kể từ khi uống thuốc, đảm bảo cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa của thuốc được diễn ra trong điều kiện tốt nhất.
3. Uống thuốc như thế nào cho đúng?
Nước đun sôi để nguội / nước lọc là lựa chọn tốt nhất để uống thuốc. Giúp quá trình đưa viên thuốc từ miệng xuống dạ dày nhanh hơn, tăng tốc độ tan rã, hình thành dung dịch thuốc và đi xuống ruột, nơi mà dược chất sẽ hấp thu vào máu, cho tác dụng chữa bệnh
Chỉ nên dùng nước đóng chai tinh khiết, không nên dùng nước đóng chai chứa các khoáng chất vì một số khoáng chất như Natri, Canxi,.. trong đó có thể tương kỵ với thuốc, gây hại cho cơ thể.
Tất cả loại nước (ngoại trừ nước đun số để nguội/ nước lọc / nước tinh khiết) đều có khả năng xảy ra tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Để tránh các nguy cơ phản ứng bất lợi, tốt hơn hết, ggười bệnh nên tham khảo rõ ý kiến bác sĩ ngay từ đầu về thời điểm dùng thuốc, loại thực phẩm có thể dùng kèm,... trong chế độ dinh dưỡng nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn, nâng cao hiệu quả điều trị và nhanh chóng khỏi bệnh.
Có 0 bình luận, đánh giá về ĐỪNG UỐNG THUỐC VỚI NƯỚC ÉP NẾU BẠN MUỐN NHANH KHỎI BỆNH
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm