Khám Phá Các Dòng Sản Phẩm

HIỂU TƯỜNG TẬN VỀ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA CHUẨN KHOA HỌC

20/02/2024
Lupus ban đỏ là một loại bệnh tự miễn ảnh hưởng tới hàng triệu người trên thế giới. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về “kẻ giết người” thầm lặng này.

1. Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính kéo dài với các triệu chứng không rõ ràng nhưng lại gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ cơ quan trong cơ thể. Bệnh tiến triển từ nhẹ đến nặng, giai đoạn đầu không rõ biểu hiện, rồi dần gây viêm da, khớp, thận, phổi,... Sẽ có giai đoạn bệnh không còn biểu hiện nhưng không phải bệnh nhân khỏi mà là dấu hiệu “lui bệnh” trước khi khởi phát những triệu chứng nặng hơn.

2. Các loại lupus ban đỏ

-   Lupus ban đỏ toàn thân (Lupus ban đỏ hệ thống) nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ cơ quan chính như tim, thận, phổi, não,...

-   Lupus da với biểu hiện hồng ban da, hồng ban dạng đĩa, da loét ở mặt, cổ, da đầu và rụng tóc.

-   Lupus ban đỏ do thuốc với biểu hiện tương tự lupus toàn thân nhưng có triệu chứng có thể biến mất sau 6 tháng ngưng thuốc.

-   Lupus ở trẻ sơ sinh, khá hiếm gặp vơi nguyên nhân chủ yếu là do kháng thể của mẹ ảnh hưởng đến bé; bệnh có thể biến mất sau 6 tháng đầu.

3. Nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ

Hệ miễn dịch được xem là lá chắn bảo vệ cơ thể bằng cách sinh ra các kháng thể tấn công các vi khuẩn và tác nhân lạ xâm nhập. Nếu hệ thống miễn dịch “bị lỗi”, thay vì tạo kháng thể phòng bệnh thì lại tự tấn công ngược lại lại các mô lành của cơ thể. Lâu dần các tế bào miễn dịch khác cũng sẽ tham gia vào cuộc “nội chiến” này dẫn tới quá trình viêm và tổn thương các mô trong hệ thống.

Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được nguyên nhân tại sao xuất hiện các phản ứng này. Theo nhiều nghiên cứu đó có thể là do một sự kết hợp các yếu tố di truyền, nội tiết tố và môi trường. Yếu tố môi trường này có thể là virus, ánh nắng và dị ứng và tác nhân như ô nhiễm hay bụi. Người mắc bệnh lupus cũng có thể suy giảm khả năng đào thải các tế bào cũ và bị tổn thương ra ngoài cơ thể, điều này dẫn đến các phản ứng miễn dịch bất thường.

4. Triệu chứng thường gặp

Mỗi bệnh nhân với cơ địa, thể trạng khác nhau có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều gặp các vấn đề sau:

-   Đau cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng.

-   Mệt mỏi, luôn buồn ngủ nhưng ngủ dậy vẫn mệt.

-   Sốt không rõ nguyên nhân và lặp đi lặp lại.

-   Rụng tóc nhiều, tóc rụng thành mảng, đôi khi rụng cả lông mi, lông mày.

-   Khô miệng, khô mắt, khô da.

-   Phát ban đỏ trên da với dạng cánh bướm, chủ yếu khi tiếp xúc với ánh sáng.

-   Sụt cân.

-   Khó chịu, bứt rứt trong người.

-   Sưng hạch bạch huyết, xuất hiện nhiều vết loét ở miệng.

5. Đối tượng dễ mắc bệnh

-   Phụ nữ từ 15 - 44 tuổi.

-   Người có thành viên trong gia đình mắc bệnh lupus hoặc các bệnh tự miễn khác.

-   Người có lối sống thiếu khoa học, lành mạnh..

-   Một số chủng tộc nhất định như người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Á,...

6. Biến chứng

-   Mỡ máu, tăng huyết áp, phù tay chân.

-   Xơ vữa động mạch, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

-   Suy thận, viêm cầu thận.

-   Tử vong.

7. Phòng bệnh lupus ban đỏ như thế nào?

Vì đây là bệnh tự miễn và nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định nên khó có thể phòng ngừa việc phát triển bệnh lupus ban đỏ. Tuy nhiên một số đối tượng nguy cơ cao có thể dự phòng bệnh bằng cách để ý đến những dấu hiệu cảnh báo của bệnh như xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, phát ban trên da theo dạng đặc trưng, đau bụng, đau khớp, chóng mặt. Việc phát hiện sớm triệu chứng giúp bệnh nhân có thể được chẩn đoán và điều trị sớm, giúp giảm tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe, giảm chi phí điều trị và thời gian vào bệnh viện.

Có nhiều cách phòng ngừa lupus ban đỏ, mọi người có thể tham khảo để chủ động như hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng, quần áo dài tay, khăn và mũ che chắn khi ra ngoài, tiêm vắc xin để nâng cao hệ thống miễn dịch,...

Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống hàng ngày để phòng bệnh cũng là điều đáng lưu ý. Sống khoa học nên bắt đầu từ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Bạn nên tăng cường các món ăn nguồn gốc thực vật, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi và hạn chế đồ ăn dầu mỡ cay nóng. Ngoài ra, hãy chăm chỉ detox hàng ngày để thanh lọc và thải độc tố có thể gây ảnh hưởng đến chức năng hệ miễn dịch - tác nhân hàng đầu gây bệnh lupus ban đỏ.

Lupus ban đỏ là căn bệnh khá nguy hiểm nhưng khó nhận biết. Mọi người cần bảo vệ sức khỏe, chú ý các biểu hiện lạ để tránh biến chứng nguy hiểm.

0 bình luận, đánh giá về HIỂU TƯỜNG TẬN VỀ BỆNH LUPUS BAN ĐỎ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA CHUẨN KHOA HỌC

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Đăng ký Email

Đăng ký email để nhận được e-book độc quyền từ THA. Clean & Healthy và nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

0.06262 sec| 2555.375 kb