TẠI SAO MỘT CHẾ ĐỘ ĂN ÍT MUỐI, DẦU VÀ ĐƯỜNG LẠI TỐT CHO SỨC KHỎE TIM MẠCH
1/ Muối và bệnh tim
Những gì chúng ta biết về muỗi ăn hàng ngày là Natri Clorua. Cơ thể bạn cần Natri để kiểm soát các xung thần kinh, để co và thư giãn cơ bắp, đồng thời kiểm soát sự hấp thu nước và khoáng chất. Bạn cần khoảng 500 mg Natri mỗi ngày để duy trì các chức năng bình thường.
Ăn quá mặn dẫn đến việc cơ thể hấp thụ quá nhiều Natri trong chế độ ăn uống. Thận gặp vấn đề trong việc kiểm soát lượng Natri dư thừa trong máu. Khi mức độ Natri trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ giữ nhiều nước hơn để pha loãng nó. Điều này làm tăng lượng chất lỏng trong tế bào và thể tích máu trong dòng máu của bạn. Theo thời gian, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để kiểm soát máu, gây ra huyết áp cao, mạch máu bị xơ cứng và các cơn đau tim.
Phần lớn lượng Natri bạn tiêu thụ đến từ các loại thực phẩm được chế biến sẵn trên thị trường như bánh mì, bánh pizza, bánh mì Sandwich và đồ ăn nhẹ. Tránh những loại thực phẩm này là một cách hiệu quả để giảm lượng Natri có sẵn trong đó. Hầu hết các loại thực phẩm chưa qua chế biến như trái cây, rau, thịt và ngũ cốc đều chứa ít Natri hơn và tốt cho sức khỏe của bạn.
2/ Đường và bệnh tim
Dù ngọt ngào nhưng đường lại là một thành phần khá “đắng” khi nói đến sức khỏe tim mạch của bạn. Đường xuất hiện tự nhiên trong sữa, trái cây và rau quả. Cơ thể của bạn dựa vào lượng đường này để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đường rất nguy hiểm cho sức khỏe
Đường hóa học được thêm vào sản phẩm công nghiệp nguy cơ đáng kể nhất đối với sức khỏe. Các loại thực phẩm như nước ngọt, sữa chua có hương vị, ngũ cốc ăn sáng, bánh ngọt và kẹo hầu hết đều có lượng đường dư thừa. Nghiên cứu cho thấy những người hấp thụ Calories từ những loại đường này có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn 38% so với những người hấp thụ Calories từ đường tự nhiên.
Tiêu thụ đường có thể làm chức năng gan bị của quá tải. Bởi gan chuyển hóa đường và biến nó thành chất béo, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đường cũng có thể làm tăng huyết áp và đánh lừa cơ thể bạn tiêu thụ nhiều Calories hơn, cuối cùng gây ra bệnh tiểu đường và bệnh tim.
Chúng ta không thể nào tránh xa đường 100% bởi nó cũng là 1 chất tự nhiên có trong thực phẩm. Nhưng để hạn chế tối đa, hãy ưu tiên ăn rau xanh, củ và các loại quả có độ cứng thay vì quả mềm như chuối, xoài,… Ngoài ra, bạn cũng có thể Mix rau xanh cùng một chút hoa quả làm nước ép – một loại thức uống tốt cho tim mạch để vừa nạp nhiều hơn lượng rau, cũng không có cảm giác khó uống.
3/ Dầu và bệnh tim
Thông tin về mối liên hệ giữa chất béo và bệnh tim không phải là mới. Chất béo bão hòa làm tăng lượng Cholesterol trong cơ thể, tăng nguy cơ phát triển các cơn đau tim, xơ cứng động mạch và huyết áp cao. Thực phẩm chế biến như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, xúc xích, thịt nguội và các sản phẩm như bơ thực vật cứng,… chính là những thực phẩm hàng đầu chứa nhiều chất béo bão hòa góp phần làm tăng Cholesterol trong cơ thể bạn.
Để giảm lượng chất béo và cải thiện lượng dầu tốt cho sức khỏe, bạn có thể tiêu thụ các loại thực phẩm bổ tim như bơ, các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải, cá, quả óc chó, hạt lanh và dầu đậu nành. Đây là những thực phẩm tốt cho tim mạch và huyết áp bởi chúng chứa chất béo không bão hòa, chúng có lợi hơn về mặt sức khỏe cho tim mạch và cơ thể nói chung.
Có 0 bình luận, đánh giá về TẠI SAO MỘT CHẾ ĐỘ ĂN ÍT MUỐI, DẦU VÀ ĐƯỜNG LẠI TỐT CHO SỨC KHỎE TIM MẠCH
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm